Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Đền thờ Nguyễn Trung Trực


Đền thờ Nguyễn Trung Trực cách Dương Đông 25km hướng đi Gành Dầu, được người dân Phú Quốc xây dựng để tưởng nhớ vị anh hùng có công với đất nước, với dân tộc. Hàng năm cứ đến ngày 28 tháng 8 âm lịch người dân ở Phú quốc lại đổ về đây để làm giỗ ông.
Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Đền thần anh hùng Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.


Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá
Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá
Đến viếng đền thần anh hùng Nguyễn Trung Trực du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử hào hùng giải phóng dân tộc của vị anh hùng quê Long An với tình yêu nước bất khuất, yêu dân tộc Việt Nam hơn cả bản thân mình nổi tiếng với 2 câu thơ:
“ Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa.
Kiếm bạc Kiên Giang khắp quỷ thần”
Đây là 2 chiến tích mà người anh hùng đã để lại. Thắp hương tưởng nhớ đến ơn đức của ông.
Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.
Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.
Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chông. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.
Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọa, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.
Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.
Để tỏ lòng biết ơn Ông, hiện nay,nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Long An, Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá và đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Gành Dầu Phú Quốc.

Đề thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc
Địa điểm tham quan gần đấy:
Mũi Gành Dầu
Mũi đất nhô ra biển ở Tây Bắc đảo thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đặc trưng nhất. Từ đây có thể nhìn thấy được hải giới của Campuchia. Gành dầu có bãi tắm hình cánh cung trải dài 500m. Ở đây cũng là nơi thưởng thức hải sản tuyệt vời cho du khách.
Vị trí: thuộc xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc 


Khách sạn tại phú quốc:
Nằm tại khu lấn biển, trung tâm của thành phố Rạch Giá, Phúc Hưng là một khách sạn 2 sao với nhưng tiện nghi, cơ sở vật chất tốt, là nơi lý tưởng cho quý khách khi đến với Rạch Giá.
21 phòng của khách sạn có không gian rộng rãi, thoáng mát, được trang bị đủ tiện nghi như: máy lạnh, máy nước nóng, điện thoại, tivi… Mỗi phòng đều có ban công và cửa sổ lớn, nội thất sang trọng mang đến không gian riêng, ấm cúng. Và có nhiều hạng phòng với mức giá khác nhau phù hợp với nhu cầu của bạn.
Đặc biệt, đến với Phúc Hưng bạn sẽ được thưởng thức những món ngon độc đáo tại nhà hàng của khách sạn. Nhà hàng được thiết kế, trang trí sang trọng, ấm cúng, có không gian riêng biệt và lãng mạn dành cho các cặp đội. Với đội ngũ đầu bếp và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, những tinh hoa trong văn hóa ẩm thực Việt Nam sẽ được mang đến cho quý khách.

Đặc sản và địa chỉ ăn tại phú quốc:
Đến Phú Quốc mọi người không khỏi ngỡ ngàng về Biển, biển ở đây đẹp và thanh bình. Bên cạnh đó Phú Quốc còn nổi tiếng với Ẩm Thực, đa số các món ăn ngon đều là Hải Sản.
Hải sản Phú Quốc chủ yếu là ghẹ, tôm sú, bào ngư, nhum, các loại cá: cá thu, cá bớp, cá nhồng, cá ngừ, cá bống mú, cá gáy, cá cam, ốc cờ, ốc vú nàng, cá nhệch, cá trích, tôm thẻ, tôm tích, ốc hương, ốc nhảy, ốc giác, ốc voi, ốc gai, cá bò.
Phú Quốc - Cá mang ếch
Đặc sản Phú Quốc - Cá mang ếch chiên nước mắm

Chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc
Chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc bán các món hải sản

Quán ăn ngon ở Phú Quốc:
Khách sạn Hương Biển: nhà hàng view biển, có bán các món ăn cơm cho gia đình.
Nhà hàng Chez Carole: Kp1, 88 Trần Hưng Đạo. Có phục vụ các món Âu
Nhà hàng Zen – Nhà hàng sang trọng , có khuôn viên sân vườn rộng , có khả năng chứa 500 khách.
Nhà hàng Sông Xanh – Nhà hàng mới nhất tại Phú Quốc , có view ra dòng sông Dương Đông xanh biếc.
Pepper Grill: 88 Trần Hưng Đạo, quán Pizza và các món Ý
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét